Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc hoa lan

Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc hoa lan đúng cách

27/03/2020 | Tác giả: Nongsanbanbuon


Với những cao nhân chơi lan đã có nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng lan sẽ biết cách chăm bón sao cho đúng . Còn với người mới bắt đầu môn nghệ thuật này  thì không biết bắt đầu từ đâu. Ở bài viết này, Nongsanbanbuon hướng dẫn cách nuôi trồng lan

Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc hoa lan đúng cách

Nuôi lan được xem là thú chơi tao nhã đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và niềm yêu thích thực sự của người chơi lan. Thú chơi ấy được xem như là bộ môn nghệ thuật. Còn người chơi là những người nghệ sĩ có tâm hồn, sự giàu có về hiểu biết, tri thức và tính kiên nhẫn.

Tuyệt chiêu chăm sóc hoa lan khỏe đẹp - Vườn Phong Lan

+) Ánh sáng

Với hoa lan, ánh sáng có độ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và sinh sản của cây. Lan là loại hoa ưa bóng râm. Ở nơi mát mẻ, cây phát triển khỏe, lá xanh tốt, màu sắc hoa tươi tắn và duy trì sự sống ở cây lâu hơn. Tuy nhiên, nếu cây lan của bạn thiếu nắng, cây tuy phát triển vươn cao nhưng ốm yếu, thân cây nhỏ không mập. Lá cây thiếu nắng thường có màu xanh thẫm tối, dễ bị sâu bệnh hại tấn công

Cây lan của bạn có dấu hiệu bị vàng lá, nhiều nếp nhăn, hoa nở sớm, cây kém phát triển đó là tình trạng cây thừa nắng. Để tránh ánh sáng chiếu trực tiếp làm chết cây, cháy cây nên để treo lan ở những nơi râm mát, thông thoáng và thường xuyên cấp đủ ẩm để cây phát triển. Không nên thay đổi vị trí chậu lan thường xuyên bởi cây khó thích nghi kịp thời với ánh sáng và độ ẩm dẫn đến cây dễ bị héo, hoa nhanh rụng.

Tùy vào từng giai đoạn cây phát triển để cung cấp cho lan đủ ánh sáng cần thiết. Cây mầm từ 0-10 tháng lượng ánh sáng cây cần khoảng 50%. Từ 11-18 tháng cây cần 70% ánh sang và thời điểm ra hoa cần nhiều ánh sang hơn

+) Tưới nước

Trong quá trình sinh trưởng bất kì một loại cây nào cũng cần có nước để phát triển. Lan cũng như vậy. Lan khi không được tưới đủ nước dẫn đến tình trạng cây thiếu nước,  khô héo, giả hành teo lại, lá cây rụng nhưng không chết. Nếu tưới thừa lượng nước cây cần, cây dễ bị thối nhũn, rong rêu và nấm bệnh phát triển mạnh. Vậy nên, bạn cần chú ý đến lượng nước mỗi khi tưới sao cho phù hợp, để cây có được điều kiện phát triển thuận lợi.

Cách tưới nước cho lan - Vườn Phong Lan

Mỗi tuần chỉ cần tưới cho hoa lan 1-2 lần với lượng nước vừa phải, kết hợp sử dụng các loại giá thể có khả năng giữ ẩm như rêu rừng, xơ dừa, vỏ thông, tảo khô,…phủ lên quanh gốc cây. Nước dùng tưới lan không được quá mặn, phèn, độ pH thích hợp 5,6. Thời điểm thích hợp tưới cây nhất vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh tưới lúc trời nắng gắt. Và nên tưới cây rửa lại ngay sau những trận mưa bất thường, cơn mưa đầu mùa để rửa bớt các chất đọng cặn lại trên thân lá.

+) Phân bón

Cây có đủ chất dinh dưỡng, cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, hoa lan nở sẽ to và đẹp. Ngược lại, nếu cây thiếu chất dinh dưỡng, cây còi cọc kém phát triển, hoa khó ra hoặc ra ít chóng tàn. Để đảm bảo chất dinh dưỡng cho cây, cần bổ sung đầy đủ 13 loại chất dinh dưỡng đa – trung – vi lượng để cây phát triển và cho ra hoa tốt. Tuy cây cần chất dinh dưỡng nhưng hoa lan không chống chịu được khi ở nồng độ dinh dưỡng cao. Vì cậy khi cung cấp chất dưỡng  cần chú ý đến liều lượng sao cho đủ chất, cung cấp thường xuyên và phun qua lá

Ở mỗi thời kì giai đoạn, cây lan cần những dưỡng chất khác nhau để phát triển và sinh trưởng. Giai đoạn cây sinh trưởng bổ sung đạm nhiều, lân, kali thấp. Giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa thay đổi thành phần bổ sung lân và kali cao, đạm thấp để hoa nở to, màu sắc đẹp. Khi hoa đã nở cần kali cao và lân, đạm thấp.

Cây đã ra hoa không nên để cành trên cây quá lâu. Vì cành hoa đã ra đó sẽ hút phần lớn lượng chất dinh dưỡng không cần thiết. Để tốt cho cây lan, sau khi hoa ở ngọn đã tàn và cành chỉ còn lác đác vài bông thì cắt bỏ cành để tập trung dinh dưỡng nuôi cây.

+) Phòng bệnh cho hoa lan

Muốn cây lan của bạn xanh tốt, ra hoa đẹp không chỉ chăm sóc kĩ lưỡng mà còn chú trọng vào việc phòng và trị bệnh. Do lan sinh trưởng trong môi trường ẩm, dễ bị nhiễm các loại nấm và vi khuẩn. Vậy nên thường xuyên phòng bệnh cho lan là việc rất cần thiết để cây lan phát triển và ra hoa chất lượng

Khi cây có biểu hiện sâu bệnh hại tàn phá. Cần quan sát kĩ lưỡng để nhận biết bệnh hại do nấm, vi khuẩn hay côn trùng tàn phá để có biện pháp phòng trị kịp thời. Cây bị bệnh hại do nấm sử dụng một trong loại thuốc sau CAPTAN, DUNG DỊCH NANO BẠC ĐỒNG 100ML, CURENOX OC 85 WP, TRICHODERMA BACILLUS, OLICIDE 100ML, NANO KITO 2,6SL , … pha với nước để phun vào cho hoa lan. ( bán trực tiếp tại https://nongsanbanbuon.com/ ) 

Nếu cây bị bệnh do vi khuẩn xịt các loại thuốc PHYSAN 20SL, COMBO CHỐNG THỐI NHŨN,NANO BẠC HÙNG NGUYỄN ,… ( bán trực tiếp tại https://nongsanbanbuon.com/ ) 

COMBO CHỐNG THỐI NHŨN, KÍCH DỄ, KÍCH KIE CHO HOA LAN GỒM PHYSAN ...

Trường hợp hoa lan bị bệnh do sâu bệnh hại tàn phá  phun PESIEU 500sc, ORTUS, THẢO DƯỢC THẦN ĐIỀN 78SL, FERDONA 100ML,... ( bán trực tiếp tại https://nongsanbanbuon.com/ ) 

Thuốc diệt muỗi và côn trùng Ferdona 10 EC - Thiết bị vật tư y tế ...

Trên đây là những chia sẻ cách chăm sóc lan, hy vọng những kiến thức trên ẽ giúp bạn sở hữu những chậu lan to đẹp và hoa lâu bền. Chúc các bạn thành công!


Chia sẻ trên