Kỹ thuật ươm hạt giúp đạt tỉ lệ nảy mầm cao trong trồng trọt

Kỹ thuật ươm hạt giúp đạt tỉ lệ nảy mầm cao trong trồng trọt

26/08/2020 | Tác giả: Admin


Kỹ thuật ươm hạt giúp đạt tỉ lệ nảy mầm cao trong trồng trọt
  • Xử lý hạt giống trước khi gieo:

 1.  Ngâm hạt

·Không nhất thiết hạt nào cũng phải ngâm trước khi gieo, cần dựa vào kích thước để quyết định.

+Hạt giống kích thước quá nhỏ gieo trực tiếp, không cân ngâm.

+Hạt giống kích thước nhỏ (to cỡ hạt vừng), vỏ mềm, các giống dễ nảy mầm (các loại rau cải nói chung): cũng có thể gieo trực tiếp, không cần ngâm.

+Hạt giống kích thước nhỏ (to cỡ hạt vừng) vỏ cứng (dừa cạn, cà chua, ớt, rau quế...): ngâm 6-8 tiếng.

+Hạt giống kích thước to (dưa hấu, mồng tơi, đậu đũa, sen cạn, ...): ngâm 8-12 tiếng.

-Ngâm bằng nước sạch: nên pha nước ấm 2 sôi 3 lạnh (tầm 50 độ C) là tốt nhất, chỉ có cá biệt một số giống cần ngâm nhiệt độ cao hơn.

-Ngâm bằng thuốc kích thích nẩy mầm: thường dùng các chế phẩm như Phân bón Lá ROOT PLEX, kích thích mọc mầm, tăng cường sinh trưởng…

2. Ủ hạt:

-Các giống không cần ngâm thì thường cũng sẽ không cần ủ, gieo trực tiếp,

-Thời gian ủ hạt: thường 12-24h, cá biệt một số giống lâu nẩy mầm có thể ủ lâu hơn.

-Cách ủ: sau khi ngâm hạt, vớt hạt lên đặt vào khăn ẩm (ẩm chứ ko ướt), giữ ẩm liên tục bằng cách để khăn trong hộp nhựa kín (để tiện quan sát), chú ý tuyệt đối không để khăn ủ bị khô vì hạt sẽ chết khô rất nhanh, khi nào hạt phình to và nứt vỏ là thời điểm tốt để mang đi gieo.

-Chú ý ko để mầm ra rễ quá dài mới mang gieo vì sẽ làm dập mầm, đứt rễ.

-Dĩ nhiên bạn có thể bỏ qua bước này nếu thấy mất thời gian, nhưng tỷ lệ nẩy mầm sẽ giảm đi phần nào.

*Sau khi ngâm ủ xong, trước khi gieo, bạn có thể nhúng hạt vào thuốc trừ nấm trong 1-2 phút sẽ hạn chế thối mầm.

3. Tiến hành gieo hạt

Tiến hành cho giá thể ươm hạt vào trong vỉ ươm hạt, thường giá thể cho vào lỗ của các khay ươm cách miệng lỗ từ 0.5cm – 1cm. Cơ động khi sử dụng, tiết kiệm diện tích, có thể ươm được 50 gốc chỉ trong một khay.

 - Khay có thể kết hợp được trồng thủy canh để đạt hiệu quả cao hơn đỡ tốn công chăm sóc.

- Khay nhựa này giúp cho việc ươm giống cây các loại chở nên tiện dụng và tích kiệm chi phí do khay có thể sử dụng nhiều lần.  Vì những đặc điểm nổi bật trên mà khay nhựa này chiếm được mọi ưu thế so với những loại khay sốp hay là những loại khay nhựa khác

Chú ý:

* Độ sâu gieo hạt:

0.5cm, 1cm, 2cm, cần phủ đất mỏng hay gieo trên mặt không phủ đất? Làm sao để biết hạt nào cần độ sâu thế nào? Có một nguyên tắc như sau: Độ sâu gieo hạt = kích thước hạt x 3. Đối với các loại hạt giống nhỏ li ti (như hạt cát) thì chỉ cần gieo trên mặt, không phủ đất.

Ví dụ: Hạt mồng tơi, hướng dương, đu đủ, rau muống... 4-5mm, độ sâu gieo hạt tầm 1,2-1.5 cm

Hạt dừa cạn, bắp cải, bẹ xanh... đường kính tầm 1-2mm, độ sâu gieo hạt khoảng 0,5 cm.

Hạt dạ yên thảo, mười giờ, lobeli... nhỏ li ti như hạt cát: gieo trên mặt, không phủ đất.

* Tưới nước:

 Tưới ít nhưng thường xuyên, tưới bằng tia nước nhỏ, tốt nhất phun sương. Tùy nhiệt độ, lượng gió, loại chất trồng khác nhau mà có thể khô nhanh hoặc chậm, không có quy định phải bao lâu tưới 1 lần, bạn cần theo dõi thường xuyên để đảm bảo luôn giữ cho đất ẩm.

* Ánh nắng:

Phần lớn hạt giống cần có nhiệt độ để kích thích quá trình nẩy mầm. Nên đặt bầu ươm ở nơi có ánh nắng khuếch tán (che lưới lan 50-70%). Lưu ý nếu gieo hạt bằng phương pháp phủ màng thì để nơi có "ánh sáng", không để ngoài "ánh nắng" để tránh hiệu ứng nhà kính gây chết hạt.

*Che chắn :

Việc này rất quan trọng nhưng nhiều người hay phớt lờ đi, hạt-mầm là món khoái khẩu của chim sẻ, chuột, kiến và ốc sên, sức tàn phá của chúng hơn hẵn các loại sâu bệnh. Tốt nhất nên rào chắn kỹ khu vực gieo hạt, hoặc dùng rỗ nhựa đậy kín (thay thế cho cả lưới lan)

* Phân bón:

Nếu trong đất ươm đã bón lót bằng phân bò/phân trùng, thì cả giai đoạn từ lúc nẩy mầm đến cây con cứng cáp (tầm 3-4 tuần) có thể không cần bón thúc. Nếu đất ươm hoàn toàn không có dinh dưỡng (dùng 100% cám dừa chẳng hạn) nên bón lá bằng phân cá pha loãng, hạn chế dùng phân vô cơ bón thúc cây con, pha nồng độ thấp, tưới thường xuyên, vì rễ chưa mạnh, khả năng hấp thụ dinh dưỡng không cao, bón phân nồng độ cao chỉ gây hại cho cây con.

4. Sang chậu

Như đã nói ở phía trên (mục 3), nếu ban đầu gieo hạt trong khay ươm, bầu ươm, chậu nhỏ thì sau khi cây con cứng cáp (thường 3-4 tuần tuổi) cần phải chuyển cây qua chậu lớn hoặc trồng xuống đất, lưu ý quá trình thay chậu hạn chế làm bể bầu rễ, có thể xịt phân bón tăng trưởng lên lá để cây khỏe mạnh, rễ sinh trưởng nhanh.


Chia sẻ trên