Một số thói quen không tốt khi nấu ăn của bạn có thể sẽ làm giảm chất lượng của món ăn.

Một số thói quen không tốt khi nấu ăn của bạn có thể sẽ làm giảm chất lượng của món ăn.

26/08/2020 | Tác giả: Admin


Khi nấu ăn hàng ngày, những thói quen tưởng trừng như vô hại lại có thể gây ra hậu quả khôn lường cho sức khỏe của bạn và gia đình. Cùng chú ý những thói quen dưới đây để hạn chế và thay đổi chúng!

Một số thói quen không tốt khi nấu ăn của bạn có thể sẽ làm giảm chất lượng của món ăn.

1. Khuấy (đảo) đồ ăn quá nhiều

Rất nhiều người đi nấu nướng có thói quen khuấy, đảo thực phẩm quá nhiều vì sợ chúng sẽ bị dính vào đáy nồi hoặc cháy. Điều này vô tình ngăn chặn quá trình làm tăng hương vị cho món ăn thêm hấp dẫn. Khuấy, đảo quá nhiều còn khiến thực phẩm dễ bị nát, vụn, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của món ăn. Hãy hạn chế khuấy, đảo đồ ăn trừ khi công thức bạn nấu yêu cầu bắt buộc phải có công đoạn này.

2Sử dụng dầu chiên rán thừa để tái sử dụng cho món khác

Mọi người đều biết rằng, chúng ta thường đổ ngập dầu ăn để chiên rán một món ăn nào đó, sau khi nấu xong sẽ thừa lại rất nhiều dầu. Có những lúc nhìn vào lượng dầu đó chúng ta sẽ cảm thấy tiếc và có thể nhiều người đã giữ lại để tái sử dụng cho lần sau. Đặc biệt là những cửa hàng kinh doanh món ăn chiên rán thì điều này là không ngoại lệ. Họ nghĩ rằng thật lãng phí khi đổ dầu, tốt hơn là tái chế nó.

Trên thực tế, điều này chính xác có hại cho sức khỏe của cơ thể. Nếu dầu sau khi chiên được sử dụng lại, dầu được sử dụng nhiều lần sẽ tạo ra các chất có hại. Việc liên tục để cơ thể phải xử lý, hấp thụ những chất độc hại của dầu mỡ tái chế chắc chắn làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đây là lý do tại sao bạn không nên ăn nhiều đồ chiên rán bên ngoài. Một số doanh nghiệp sử dụng dầu nhiều lần vì họ muốn tiết kiệm chi phí. Điều này tạo ra các chất có hại cho cơ thể dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng

3. Cho quá nhiều dầu ăn vào các món chiên, xào

Hàm lượng chất béo trong dầu ăn là rất cao, thêm vào đó, khả năng hấp thụ dầu của rau quả là rất mạnh. Nếu bạn sử dụng quá nhiều dầu để chiên, xào, bề mặt của món ăn sẽ bị bao phủ bởi một lớp dầu, dẫn đến không có lợi cho quá trình tiêu hóa, hấp thụ. Theo một nghiên cứu, nếu bạn nấu quá nhiều dầu ăn thực vật, đồng nghĩa với việc đưa lượng lớn Omega 6 vào cơ thể, gây ra sự mất cân bằng giữa Omega 3 và 6 trong người, từ đó gây ra các bệnh lý nguy hiểm như tim mạch.

4. Không dùng thớt riêng khi nấu ăn

Nhiều người hay có thói quen dùng chung thớt để cắt thực phẩm chín và thực phẩm sống. Tuy nhiên, đây là một sai lầm vì chúng có thể gây lây nhiễm chéo. Trên thực phẩm tươi sống như thịt, cá đều có nhiều vi khuẩn, vi sinh vật, dù chúng ta đã rửa nhưng không thể nào sạch được mà phải qua quá trình nấu chín. Chính vì thế, khi dùng thớt này để cắt thực phẩm chín, những vi khuẩn này có thể sẽ bám vào thức ăn. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm, bệnh về đường tiêu hóa.

5. Gọt vỏ, gây bong tróc quá mức

Rau và trái cây có một phần lớn các chất dinh dưỡng trong lớp biểu bì (vỏ), chẳng hạn như chất xơ, vitamin, diệp lục, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Lột bỏ quá nhiều vỏ của các loại thực phẩm này có thể dễ dàng làm mất chất dinh dưỡng. Do đó, càng gọt vỏ, gây bong tróc lớp bên ngoài của rau quả thì các chất dinh dưỡng càng nhanh chóng bị phân hủy không chỉ trong quá trình sơ chế mà cả trong quá trình nấu nướng nữa.

Vì vậy, bạn không nên gọt vỏ thực phẩm (nếu không cần thiết) hoặc gọt vỏ ít nhất có thể. Nếu bạn lo lắng về dư lượng thuốc trừ sâu, bạn có thể ngâm trong nước muối loãng trong 10 phút và sau đó chà nhẹ.

6. Thích bảo quản bằng tủ lạnh

Thực phẩm có thể bảo quản tươi bằng tủ lạnh nhưng phải có thời hạn nhất định của nó. Vì vậy, tốt nhất vẫn là mua đồ tươi về ăn, ăn bao nhiêu mua bấy nhiêu. Như rau chân vịt, nếu để 4 ngày ở 200 độ C thì acid folic sẽ giảm đi 50% kể cả bạn để ở trong nhiệt độ 40 độ C thì 8 ngày sau, chất dinh dưỡng cũng sẽ giảm đi 50%. Vì vậy, nên rút ngắn thời gian cất đồ trong tủ lạnh.

Cho kiềm vào khi ninh cháo: mọi người cho rằng khi ninh cháo cho kiềm vào thì vừa nhanh và vừa sánh. Nhưng họ đâu biết rằng làm như vậy thì sẽ hủy hoại mất lượng vitamin có trong gạo. Vì vậy khi nấu cháo không nên cho kiềm vào, khi luộc ngô có thể cho một ít kiềm vào cũng được. Vì trong ngô có chứa nicotinic acid dạng kết hợp, cho kiềm vào sẽ làm cho nicotinic dạng kết hợp trở thành nicotinic dạng tự do được cơ thể hấp thụ. Ngoài ra, nếu vo gạo kỹ quá thì sẽ làm mất đi các hợp chất của vỏ ngoài hạt gạo, khiến cho các chất dinh dưỡng mất đi rất nhanh.

 


Chia sẻ trên