Truyền thuyết về Tết Trung Thu

Truyền thuyết về Tết Trung Thu

17/09/2020 | Tác giả: Admin


Trung thu là một trong nhưng Tết lớn ở Việt Nam. Đây là dịp mọi trẻ em đều mong chờ để được phá cỗ, rước đèn, múa lân, vui chơi. Tết trung thu cũng là dịp cả gia đình sum họp, thưởng trăng, ăn bánh. Các truyền thuyết về Tết trung thu đều xuất phát từ Trung Quốc và được tiếp nhận tại nhiều nước Á Đông.

Truyền thuyết về Tết Trung Thu

Truyền thuyết về Hậu Nghệ và Hằng Nga

nsbb_truyền thuyết về Trung thu

Vào thời xa xưa, trên bầu trời cùng lúc xuất hiện 10 mặt trời. Cỏ cây bị thiêu đốt và cuộc sống cua con người vô cùng khốn khó. Khi đó, một chàng trai tên Hậu Nghệ có tài bắn cung hơn người đau xót trước nỗi thống khô của nhân gian đã quyết tâm tiêu diệt mặt trời. Chàng bắn rụng 9 mặt trời, để lại một mặt trời hàng ngày tỏa sáng và đem lại sự sống cho trái đất. Sau đó, Hậu Nghệ gặp gỡ và kết hôn cùng một cô gái xinh đẹp, tốt bụng tên Hằng Nga.

Tây Vương Mẫu rất cảm kích hàng động của Hậu Nghệ nên đã ban cho anh một viên thuốc trường sinh bất tử để giúp anh thành thần. Tuy nhiên, vì muốn sống bên người vợ của mình và yêu mến trần gian xinh đẹp, Hậu Nghệ đã đưa viên thuốc cho vợ giấu đi mà không nói cho nàng biết đó là thuốc gì.

Không nghờ Bàng Mông, một học trò của Hậu Nghệ biết được bí mật của viên thuốc. Hắn đã nảy sinh ý đồ đánh cắp viên thuốc. Khi Hậu Nghệ đi săn, Bàng Mông giả vờ bị bệnh ở lại nhà. Đợi Hậu Nghệ rời đi, tên học trò đã ép Hằng Nga phải giao viên thuốc cho hắn. Trong lúc nguy cấp, Hằng Nga vội nuốt trọn viên thuốc tiên để nó không rơi vào tay kẻ xấu. Nuốt thuốc xong, Hằng Nga bỗng thấy người nhẹ bẫng và nàng bay thẳng về trời. Hậu Nghệ về đến nhà thì vợ đã bay mất.

Để được gần bên chồng, Hằng Nga nươngg lại cung trăng nơi gần với trần gian nhất, ngày đêm trông ngóng về quê hương.

Quá thương nhớ vợ, cứ vào dịp trăng tròn, Hậu Nghệ lại bày một mâm cỗ với những món vợ thích, mong cô có thể trông thấy từ cung trăng.

Dần dần, người dân cũng bày mâm cỗ mỗi đêm rằm tháng Tám và ngày này trở thành lễ Trung thu, với mong ước sum vầy và cầu may từ Hằng Nga.

Sự tích Thỏ Ngọc

nsbb_Tết trung thu

Truyện kể rằng, trước đây, có 3 vị thần đã cải trang thành những ông già nghèo khó để thử lòng cáo, khỉ và thỏ. Cáo và khỉ có đủ thức ăn nên đã cứu giúp 3 vị thần, chỉ còn lại duy nhất thỏ không có gì. Tuy nhiên, vì lòng tốt bụng, thỏ trắng liền nói" "Các vị hãy ăn thịt tôi" và nhảy vào đống lửa ngay bên cạnh mình. Quá cảm động trước tấm lòng của thỏ, 3 vị thần đã đưa nó lên cung trăng. Từ đó, thỏ ngọc ở lại đây với Hằng Nga, hàng ngày giã thuốc trường sinh cho các vị thần và có tên là Thỏ Ngọc.

Bánh trung thu

nsbb_ Tết trung thu

Vào cuối triều Nguyên, người dân lầm than, thống khổ dưới sự cai trị tàn khốc của triều đình. Đứng trước tình cảnh đó, Chu Nguyên Chương, người sau này sáng lập triều Minh, đã hợp nhất các lực lượng nổi dậy chống lại nhà Nguyên.

Tuy nhiên, ông không thể tìm ra cách để truyền đi những thông điệp cho các binh sĩ cùng hành động. Lúc đó, người cố vấn của ông là Lưu Bá Ôn đã hiến một kế sách. Họ dùng giấy viết thông điệp, hẹn ngày khởi nghĩa vào đêm trăng sáng, tức 15/8 âm lịch, đặt vào giữa những chiếc bánh hình tròn và gửi làm quà tặng cho các lực lượng binh mã.

Cuộc chiến thành công, Chu Nguyên Chương lập nên triều đại nhà Minh. Từ đó, ăn nguyệt bánh vào ngày trăng tròn đã trở thành một phong tục trong ngày lễ Trung thu.

Ngày này, những thành viên trong gia đình sum họp ăn bánh Trung thu vào rằm tháng Tám hay tặng quà bánh Trung thu như một lời cầu chúc sức khỏe, an yên.

 


Chia sẻ trên