Làm thế nào để vượt qua hậu Covid-19

Làm thế nào để vượt qua hậu Covid-19

01/03/2022 | Tác giả: Admin


Theo Bộ Y Tế: Tại Việt Nam hiện có hơn 2 triệu ca mắc COVID-19, chiếm gần 2% dân số. Trong số đó, nhiều bệnh nhân mắc hội chứng hậu COVID-19 với các triệu chứng phổ biến là mệt mỏi, khó thở, giảm tập trung, rối loạn giấc ngủ thậm chí rối loạn nhận thức... Tuy nhiên, đến nay ngành chức năng vẫn chưa có thống kê, ghi nhận một cách đầy đủ về tình hình hậu COVID-19 trong cộng đồng, cũng như phác đồ điều trị hậu COVID-19.

Làm thế nào để vượt qua hậu Covid-19

Hội chứng và ảnh hưởng hậu COVID-19

Vào đầu tháng 10/2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố định nghĩa chính thức đầu tiên về hội chứng hậu COVID-19. Theo đó, tình trạng hậu COVID-19 xảy ra ở những người có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2, thường là 3 tháng kể từ khi bắt đầu mắc COVID-19 với các triệu chứng và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế.

Nsbb_hậu Covid

Tình trạng này có thể khiến sức khỏe con người bị suy giảm kéo dài, có tác động nghiêm trọng đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội của người bị mắc COVID-19. Họ bị ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và có thể gây ra những hậu quả kinh tế đáng kể cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội.

WHO ước tính 10 - 20% bệnh nhân COVID-19 trải qua các triệu chứng kéo dài trong nhiều tháng sau khi mắc bệnh. Hội chứng hậu COVID kéo dài gây tổn thương và biểu hiện triệu chứng ở nhiều cơ quan: hô hấp, tim mạch, tâm thần kinh, tiêu hóa, nội tiết, thận, da, lông... Triệu chứng thường gặp nhất: mệt mỏi kéo dài, đau đầu, đau cơ khớp, ho, khó thở, đặc biệt là khó thở khi vận động gắng sức, rụng tóc, mất mùi vị, giảm khả năng nhận thức, giảm tập trung, lú lẫn, hay các rối loạn tâm lý, như lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ. Những triệu chứng này nếu không điều trị sớm, dứt điểm sẽ là nguyên nhân gián tiếp mắc phải các vấn đề tim mạch, tiêu hóa, dạ dày…

Nsbb-hậu Covid

Không chỉ biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng kể trên, mà ở người bệnh còn có thể xuất hiện những bất thường cận lâm sàng như tăng men tim kéo dài, rối loạn đường huyết, rối loạn hormon giáp, giảm độ lọc cầu thận; rối loạn chức năng hô hấp: giảm độ khuếch tán phổi, hạn chế dung tích phổi; bất thường hình ảnh học: xơ phổi, giãn phế quản trên CT scan ngực, rối loạn chức năng tâm thất qua siêu âm tim...

Hậu COVID-19 không chỉ tác động đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng công việc (khả năng trở lại làm việc, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc), tác động đến xã hội và kinh tế (ảnh hưởng tài chính của cá nhân và xã hội, thái độ của xã hội với người bệnh, hệ thống an sinh xã hội).

Người bệnh cần làm gì?

Theo các bác sĩ, hội chứng hậu COVID-19 có thể xuất hiện ngay sau khi điều trị khỏi nhưng cũng có nhiều trường hợp sau 4 tuần kể từ lúc khỏi bệnh mới xuất hiện. Những rối loạn này có thể kéo dài trong 4 tuần, thậm chí đến vài tháng.

Để không rơi vào sang chấn tâm lý hậu COVID-19, cũng như biết cách tự điều chỉnh bản thân khi có các dấu hiệu sang chấn tâm lý, các bác sĩ cho rằng, mỗi người phải khởi lên trong tâm mình một ý chí cầu sinh. Khi ý chí cầu sinh càng lớn thì hy vọng khỏi bệnh lại càng lớn và chính sự hy vọng đó sẽ giúp người bệnh có thêm quyết tâm khỏi bệnh và không rơi vào các rối loạn tâm lý.

Nsbb_hậu Covid

Bên cạnh đó, người bệnh cần vận động cơ thể để sản sinh ra nhiều động năng cũng như kích hoạt kháng thể bản thân để đối chọi với nguy cơ xâm lược của COVID-19.

Đặc biệt, người bệnh cần có niềm tin tuân thủ phác đồ điều trị của y tế và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc điều trị. Bởi thực tế cho thấy, không ít người cố gắng tìm hiểu nhiều kênh thông tin khác nhau và tự lên phác đồ điều trị cho bản thân. Điều này có thể khiến cho bệnh tình trở nặng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra cần xây dựng không gian sống xanh - sạch để bản thân được hít thở trong môi trường thoải mái, không khí sạch


Chia sẻ trên