Vài nét sơ lược về tình hình xuất khẩu nông lâm thuỷ hải sản của Việt Nam

Vài nét sơ lược về tình hình xuất khẩu nông lâm thuỷ hải sản của Việt Nam

07/11/2022 | Tác giả: Van Thang Hoang


Vài nét sơ lược về tình hình xuất khẩu nông lâm thuỷ hải sản của Việt Nam

1. Giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷ hải sản

 

Từ biểu đồ trên có thể thấy giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷ hải sản của Việt Nam liên tục tăng trong 10 năm qua. Giá trị xuất khẩu năm 2021 đã tăng gần gấp hai lần so với năm 2011, tăng từ 25 tỉ usd lên 48,6 tỉ usd.

2. Các thị trường chính

Châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu nông lâm thuỷ hải sản lớn nhất của Việt Nam. Tiếp theo đó là đến thị trường Châu Mỹ và Châu Âu.

Ở quy mô quốc gia, trong 7 tháng đầu năm 2022, Mỹ tiếp tục vượt qua thị trường Trung Quốc trở thành nhà nhập khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt gần 8,7 tỷ USD, chiếm 26,8% thị phần xuất khẩu. 

3. Những mặt hàng chủ lực

Liên tiếp trong 3 năm từ 2019 đến 2021 gỗ và sản phẩm từ gỗ là mặt hàng dẫn đầu về giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷ hải sản của Việt Nam.

Đối với Nông sản, Thuỷ hải sản:

Trung Quốc: là thị trường tiêu thụ nhiều hàng nông sản của Việt Nam như: thủy sản; rau quả; hạt điều; cà phê; chè; gạo; sắn và sản phẩm sắn;… Trong đó, rau quả đạt kim ngạch hơn 1 tỷ USD.

Thị trường Mỹ: Trong số các mặt hàng nông sản, Mỹ đang mua nhiều nhất hạt điều, trái cây, thuỷ sản của Việt Nam.

Đối với Gỗ và Sản phẩm từ Gỗ (G&SPG):

Kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang thị trường Hoa Kỳ chiếm tới 59,24%. Năm 2021, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường lớn nhất và ghi nhận mức trăng trưởng cao nhất trong số các thị trường xuất khẩu G&SPG chủ lực của Việt Nam đạt trên 8,77 tỷ USD, tăng tới 22,42% so với năm 2020; chiếm tới 59,24% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước, cao hơn mức tăng trưởng của toàn ngành.

Vị trí tiếp sau thuộc về 3 thị trường châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong đó, thị trường Trung Quốc đạt mức tăng trưởng cao nhất, lên đến 24,71% so với năm 2020, đạt 1,49 tỷ USD; Nhật Bản đạt 1,43 tỷ USD tăng 11 % và Hàn Quốc đạt 888,2 triệu USD tăng 8,5% so với năm trước.

4. Kết luận

Giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷ hải sản của Việt Nam đã liên tục tăng trong 10 năm qua và hứa hẹn sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tới. Tuy nhiên việc xuất khẩu nông lâm thuỷ hải sản của Việt Nam cũng gặp những trở ngại nhất định như là:

  • Vấn đề tắc nghẽn tại các cửa khẩu thông thương với Trung Quốc,
  • Xuất khẩu nhiều nhưng giá trị thấp,
  • Xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào một vài thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ,
  • Chất lượng các sản phẩm nông sản xuất khẩu chưa đồng đều,
  • Tỷ lệ sản phẩm có thương hiệu còn ít.

Một tin mừng cho nông sản Việt nam là Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Mỹ và Liên Hợp quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từ ngày 11 - 17/5/2022, Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp Mỹ Jason Hafemeiser cho biết việc mở cửa cho quả bưởi của Việt Nam đang được thúc đẩy tích cực. Phía Mỹ đã có thông báo lấy ý kiến công chúng từ tháng 2/2022 và hiện đang tổng hợp các ý kiến để công bố trong thời gian sớm nhất.

Về phía Việt Nam, theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, hiện nay Mỹ là nước xuất khẩu thịt gia cầm lớn nhất vào Việt Nam; xuất khẩu bò lớn thứ hai và xuất khẩu thịt lợn đứng thứ 6 trong số các nước xuất khẩu thịt gia cầm, thịt bò và thịt lợn vào Việt Nam. 

Bên cạnh đó, Việt Nam đã cho phép Mỹ xuất khẩu 171 loại hạt giống cây trồng, 1 loại củ tươi là khoai tây, 6 loại quả tươi.

Hiện Việt Nam đang phối hợp với Mỹ làm thủ tục mở cửa thị trường đối với nhiều loại hoa quả của Mỹ, đồng thời Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng đề nghị phía Mỹ thúc đẩy tiến độ, sớm hoàn thành mở cửa thị trường để trái bưởi Việt Nam sớm có mặt tại Mỹ.


Chia sẻ trên